Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

          1. Vị trí đị lý, điều kiện tự nhiên

          Vân An là một xã vùng III, nằm ở phía đông bắc của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Phía Đông giáp xã Vân Mộng, Xuân Tình (nay là xã Thống Nhất) của huyện Lộc Bình; phía Đông, Đông Nam giáp xã Hiệp Hạ (nay là xã Minh Hiệp) của huyện Lộc Bình; phía tây nam giáp xã Chiến Thắng của huyện Chi Lăng, phía tây bắc giáp xã Yên Trạch của huyện Cao Lộc; phía Bắc giáp xã Tân Liên của huyện Cao Lộc....Tổng diện tích tự nhiên của xã là 3.213.38ha.

          Xã Vân An nằm trong dãy núi đông bắc của huyện Chi Lăng, đỉnh cao nhất khoảng 450m, phân bổ ở phía tây nam của xã sau đó thấp dần về phía bắc. Địa hình tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.

          Khí hậu, xã Vân An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa hè mưa nhiều, mùa đông lạnh khô, mưa ít. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,7 độ C.

          2. Điều kiện kinh tế - xã hội

          Theo số liệu thống kê năm 2020, toàn xã Vân An có dân số 4.000 người, với 856 hộ gia đình sinh sống tại 8 thôn gồm hai dân tộc Tày và Nùng chung sống đoàn kết với nhau. Kinh tế chủ đạo của nhân dân là sản xuất nông- lâm nghiệp. Mạng lưới cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã. Chất lượng giáo dục, y tế được nâng cao.

          3. Lịch sử, truyền thống văn hóa

          Xã Vân An có lịch sử lâu đời, từ năm 1469 thời vua Lê Thánh Tông Lạng Sơn gồm 01 phủ và 7 châu; trong đó Châu Ôn gồm 5 tổng, 25 xã, xã Vân An thuộc tổng Ôn Thê, Châu Ôn.  Sau Cách mạng Tháng Tám thành công xã Vân An thuộc huyện Ôn Châu, tỉnh Lạng Sơn. Ngày 16/12/1964 theo Quyết định của Hội đồng chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập Huyện Chi Lăng gồm huyện Ôn Châu và 8 xã phía nam huyện Bằng Mạc, xã Vân An lúc này có khoảng 135 người, 29 hộ.

          Trong quá trình hình thành xã, nhân dân xã Vân An đã hình thành các giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu, đa dạng kết hợp nhiều vùng miền nhưng vẫn có những nét riêng của đồng bào Tày, Nùng thể hiện ở những phương diện khác nhau như trang phục, ẩm thực, nhà ở...

          Về ẩm thực các bữa ăn chủ yếu ăn cơm tẻ cùng các món nấu từ các loại rau. Ngoài ra, trong các ngày lễ tết có món khác như: xôi ngũ sắc, bánh, lợn quay, khau nhục...

          Trang phục truyền thống của người Tày, Nùng là áo chàm nhuộm đen. Hiện nay chỉ trong dịp lễ hội hay sự kiện của địa phương người dân mới mặc trang phục truyền thống, còn đa số người dân mặc giống người Kinh, quần áo phổ thông mua ở chợ.

          Người dân có phong tục thờ cúng tổ tiên ở gia đình và thờ Thành hoàng làng tại mỗi thôn. Bên cạnh ngày lễ tết, ở xã Vân An có lễ hội tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Các hoạt động trong lễ hội được tổ chức góp phần khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, gắn bó tạo nên một cộng đồng bền vững.

Văn bản chỉ đạo điều hành

Số ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu Tải văn bản
49/BC-UBND
10-05-2024
44/KH-UBND
09-05-2024
47/BC-UBND
09-05-2024
48/BC-UBND
09-05-2024
55/QĐ-UBND
07-05-2024
13/TB-UBND
07-05-2024
14/TB-UBND
07-05-2024
46/BC-UBND
06-05-2024
60/UBND
06-05-2024
60/UBND
06-05-2024

About